Câu hỏi:
Lí do của việc lựa chọn trật tự từ trong câu: Sáu đồng bạc với ba đồng của thầy các cháu cho, ba mẹ con ăn không đủ là gì?
A. Nhằm thu hút sự chú ý của người nghe (người đọc) vào cụm từ Sáu đồng bạc với ba đồng của thầy các cháu cho.
B. Nhắm nhấn mạnh tầm quan trọng của Sáu đồng bạc với ba đồng của thầy các cháu cho.
C. Nhằm thể hiện tài năng của người nói (người viết).
D. Gồm A và B.
Câu 1: Các cụm từ in đậm được đặt ở đầu câu trong đoạn văn có tác dụng gì?
“Một thời đại vừa chẵn mười năm.
Trong mười năm ấy, thơ mới đã tranh đấu gắt gao với thơ cũ, một bên giành quyền sống, một bên giữ quyền sống. Trong sự thắng lợi ấy, cũng có công những người tả xung hữu đột nơi chiến trường, nhưng trước hết là công những nhà thơ mới.”
A. Thể hiện thứ tự trước sau của sự việc.
B. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
C. Liên kết câu với câu khác trong văn bản.
D. Đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm của lười nói.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 2: Sự sắp xếp trật tự từ ( những từ gạch chân) trong đoạn văn dưới đây là hợp lý nhất vì:
“Cây tre Việt Nam ! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm. Cây tre xanh mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quí của dân tộc Việt Nam.”
A. Đúc kết được những phẩm chất của cây tre theo đúng trình tự miêu tả trong bài văn
B. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật hiện tượng
C. Có tác dụng liên kết câu với các câu khác trong văn bản
D. Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 3: Hiệu quả diễn đạt của việc sắp xếp trật tự các cụm từ in đậm trong câu văn Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập - Cùng Hán, Đường, tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương là gì ?
A. Nhằm thể hiện trình tự theo thời gian của sự việc được nói đến.
B. Nhằm thể hiện quan hệ không gian của các sự việc được nói đến.
C. Nhằm tạo mối liên kết giữa hai vế của câu văn.
D. Gồm A và C.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 4: Trật tự của câu nào đảm bảo sự hài hoà về mặt ngữ âm?
A. Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên. (Tố Hữu)
B. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. (Thạch Lam)
C. Chữ ông Huấn cao đẹp lắm, vuông lắm. (Nguyễn Tuân)
D. Tháng Tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, không ai không từng ăn trong tết Trung thu... (Băng Sơn)
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 5: Trật tự từ của các cụm từ im đậm trong đoạn văn sau thể hiện điều gì?
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Những cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”
(Hồ Chí Minh,Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
A. Thể hiện thứ tự trước sau của sự việc.
B. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
C. Liên kết câu với câu khác trong văn bản.
D. Đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm của lười nói.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 6: Hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong câu văn sau là gì ?
Chung quanh đang cười nói bô bô nhiều anh em công nhân mỏ than vẫn còn nguyên vẹn cái tính tình con người nông dân Thái ở quanh bản, quanh châu Quỳnh Nhai đây.
(Nguyễn Tuân)
A. Nhằm diễn tả những đức tình tốt đẹp của anh em công nhân mỏ than.
B. Nhằm nhấn mạnh nét hồn nhiên của anh em công nhân ở mỏ than.
C. Nhằm thể hiện tình cảm trìu mến của tác giả đối với các ah em công nhân mỏ than.
D. Nhằm thể hiện trình tự hành động của các anh em công nhân mỏ than.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm: Luyện tập: lựa chọn trật tự từ trong câu
- 12 Lượt thi
- 10 Phút
- 10 Câu hỏi
- Học sinh
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận