Câu hỏi: Kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc?
A. 7 ngày
B. 8 ngày
C. 9 ngày
D. 10 ngày
Câu 1: Điền đáp án SAI vào nhận định sau: Chủ dự án phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường trong trường hợp...
A. Thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt
B. Không triển khai dự án trong thời gian 36 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
C. Tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt
D. Không triển khai dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 2: Thành phần môi trường và chất phát thải cần được quan trắc môi trường gồm?
A. Môi trường không khí gồm không khí trong nhà, không khí ngoài trời
B. Môi trường nước gồm nước mặt lục địa, nước dưới đất, nước biển
C. Tiếng ồn, độ rung, bức xạ, ánh sáng; Môi trường đất, trầm tích; Phóng xạ; Nước thải, khí thải, chất thải rắn; Hóa chất nguy hại phát thải và tích tụ trong môi trường; Đa dạng sinh học
D. Tất cả các phương án đều đúng.
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 3: Trong các hành vi sau, hành vi nào có mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân?
A. Không lưu trữ chứng từ chất thải nguy hại đã sử dụng; không lưu trữ báo cáo quản lý chất thải nguy hại và các hồ sơ, tài liệu khác liên quan đến hoạt động quản lý chất thải nguy hại theo quy định hoặc không thu gom chất thải nguy hại theo quy định; để chất thải nguy hại ngoài trời gây ô nhiễm môi trường xung quanh
B. Không thực hiện kê khai chứng từ chất thải nguy hại theo quy định; không thực hiện kê khai chứng từ chất thải nguy hại trực tuyến trên hệ thống thông tin của Tổng cục Môi trường hoặc thông qua thư điện tử khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền
C. Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý chủ nguồn thải trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày chấm dứt hoạt động phát sinh chất thải nguy hại
D. Tất cả các phương án đều đúng
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 4: Điền đáp án đúng vào nhận định sau: Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có quyền...
A. Bắt buộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
B. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
C. Vận động tẩy chay hàng hoá đối với doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
D. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 5: Theo quy định tại Điều 244 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người nào vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm?
A. àng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép ngà voi có khối lượng từ 02 kilôgam đến dưới 20 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 50 gam đến dưới 01 kilôgam
B. Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
C. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
D. Tất cả các phương án đều đúng
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 6: Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 không quy định nguyên tắc bảo vệ môi trường nào dưới đây?
A. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức hộ gia đình và cá nhân
B. Bảo vệ môi trường không dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải
C. Bảo vệ môi trường quốc gia gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu; bảo vệ môi trường bảo đảm không phương hại chủ quyền, an ninh quốc gia
D. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an ninh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành
30/08/2021 2 Lượt xem

Câu hỏi trong đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật môi trường - Phần 15
- 1 Lượt thi
- 25 Phút
- 24 Câu hỏi
- Sinh viên
Cùng chủ đề Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật môi trường có đáp án
- 618
- 20
- 25
-
16 người đang thi
- 827
- 16
- 25
-
77 người đang thi
- 392
- 13
- 24
-
67 người đang thi
- 541
- 2
- 25
-
98 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận