Câu hỏi:
"Hồ Chí Minh coi văn chương trước hết là vũ khí chiến đấu, là một hành vi chính trị, có đối tượng và mục đích rõ ràng. Khi viết, nhà văn phải tự hỏi viết về ai, viết để làm gì, sau đó mới quyết định viết cái gì và viết như thế nào".
Đoạn văn trên đây nói về [...] của Hồ Chí Minh.
Chọn cụm từ phù hợp dưới đây điền vào chỗ trống trong câu in nghiêng trên
A. Mục đích sáng tác
B. Quan điểm sáng tác
C. Phương pháp sáng tác
D. Nội dung sáng tác
Câu 1: Khổ thơ sau đây không sử dụng phép tu từ ngữ âm nào
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
(QUANG DŨNG, Tây Tiến)
A. Thay đổi nhịp điệu các dòng thơ
B. Phối ứng thanh điệu
C. Điệp khúc
D. Điệp phụ âm đầu và vần
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 2: Chủ đề bài “Tây Tiến” của Quang Dũng là gì?
A. Cảm hứng lãng mạn về người lính Tây Tiến hào hùng và hào hoa
B. Cảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội mà mĩ lệ
C. Cuộc chiến đấu đầy cam go, gian khổ và vô cùng anh dũng của các chiến sĩ Tây Tiến
D. Tình yêu thiên nhiên, quan hệ gắn bó giữa người lính Tây Tiên với nhân dân
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975?
A. Nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ cho cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ
B. Nền văn học luôn hướng về đại chúng
C. Nền văn học có nhịp độ phát triển hết sức mau lẹ
D. Nền văn học có xu hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 4: Chủ đề bài “Việt Bắc” của Tố Hữu là gì?
A. Thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp của núi rừng Việt Bắc
B. Khúc tình ca về cách mạng và con người kháng chiến
C. Khúc hùng ca và tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến
D. Tình cảm gắn bó keo sơn giữa các chiến sĩ cách mạng với đồng bào Việt Bắc, giữa quần chúng với lãnh tụ
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 5: Đối tượng nghị luận ở Trung học phổ thông thường là những vấn đề nào?
A. Một hiện tượng đời sống, một vấn đề văn học, một bài thơ, một khổ thơ
B. Một tư tưởng, đạo lí, một hiện tượng đời sống, một bài thơ hoặc đoạn thơ, một tác phẩm văn xuôi hoặc đoạn trích, một ý kiến bàn về văn học
C. Một câu thành ngữ, tục ngữ, một cách ngôn, một bài thơ, một tác phẩm văn xuôi
D. Một ý kiến bàn về văn học, một tác phẩm văn xuôi, một đoạn trích trong tác phẩm văn xuôi hoặc đoạn thơ
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 6: Nhận định nào dưới đây khái quát được đúng và đầy đủ giá trị bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
A. “Tuyên ngôn Độc lập” là một vốn kiện lịch sử vô giá, một áng văn chính luận xuất sắc
B. “Tuyên ngôn Độc lập” là một văn kiện lịch sử vô giá, một bản án chế độ thực dân Pháp
C. “Tuyên ngôn Độc lập” là một mẫu mực về nghệ thuật lập luận, một bản án chế độ thực dân Pháp
D. “Tuyên ngôn Độc lập” là một áng văn chính luận xuất sắc, một mẫu mực về nghệ thuật lập luận
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Kiểm tra tổng hợp học kì 1(có đáp án)
- 3 Lượt thi
- 15 Phút
- 12 Câu hỏi
- Học sinh
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận